PHÂN CHIA HOA LỢI, LỢI TỨC PHÁT SINH TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

Trong quá trình chung sống, vợ chồng đã phát sinh tài sản tạo ra hoa lợi, lợi tức. Tuy nhiên, do mâu thuẫn, hai bên không thống nhất được việc phân chia các khoản thu nhập này, dẫn đến tranh chấp. Vụ việc cần được xem xét để xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân. Vậy hoa lợi, lợi tức hình thành trong hôn nhân được chia như thế nào?
 

1. Hoa lợi, lợi tức là gì?

Điều 109 Bộ luật dân sự 2015 quy định hoa lợi, lợi tức như sau:

“1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.

2. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.”

Như vậy, hoa lợi và lợi tức đều là hai hình thái hình thành khoản lợi nhuận cho người sở hữu, tuy nhiên hoa lợi sinh lời một cách tự nhiên còn lợi tức hình thành một cách nhân tạo, có sự tác động của con người.

2. Hoa lợi lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân bao gồm những gì?

Hoa lợi lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân sẽ bao gồm có hai loại chính:

Một là, hoa lợi, lợi tức hình thành từ tài sản chung của vợ chồng. Đối với hoa lợi, lợi tức hình thành từ tài sản chung của vợ chồng thì khi được sinh ra sẽ được mặc định chính là tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân.

Hai là, hoa lợi, lợi tức hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng.

3. Phân chia hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân như thế nào?

Căn cứ Điều 224 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức như sau:

“Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.”

Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 định nghĩa về tài sản riêng của vợ chồng như sau:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:

1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.”

Như vậy, theo quy định trên, pháp luật hiện hành quy định tài sản hình thành trước thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân về nguyên tắc được xem là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, phần lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

-XH-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 19006196

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

CS1: PHÒNG 201, SỐ 170 TRẦN DUY HƯNG, P.TRUNG HOÀ, Q.CẦU GIẤY, TP HÀ NỘI

CS2: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KĐT LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI


Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm