NHẬN NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI CẦN ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN GÌ?

Việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là vấn đề pháp lý đặc thù, liên quan đến quyền trẻ em, luật quốc tịch và sự phối hợp giữa pháp luật Việt Nam với điều ước quốc tế. Để đảm bảo quyền lợi của trẻ cũng như tính hợp pháp của việc nuôi dưỡng, cá nhân, tổ chức muốn nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài phải đáp ứng nhiều điều kiện chặt chẽ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các điều kiện cần thiết khi nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định hiện hành.
 

1. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật

Khoản 5 Điều 2 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được hiểu là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau nhưng thường trú tại Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.”

Theo đó, các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể tại Điều 28 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 gồm:

“1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

3. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.”

2. Điều kiện để được nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

2.1. Điều kiện của người nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Điều 29 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Người nhận nuôi con nuôi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và có đầy đủ các điều kiện như sau:

- Người nhận con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Người nhận con nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

- Người nhận con nuôi phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

- Đồng thời, người có nhu cầu nhận con nuôi phải có tư cách đạo đức tốt.

Ngoài ra, người nhận nuôi con nuôi phải không thuộc vào những trường hợp sau đây:

- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

- Đang chấp hành hình phạt tù;

- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Ngoài ra, đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần xét đến điều kiện về tuổi tác (hơn 20 tuổi trở lên) và có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

Trường hợp 2: Người nhận con nuôi là công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi thì phải thỏa mãn các điều kiện nêu trên, đồng thời phải tuân theo cả pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.

2.2. Điều kiện của người được nhận làm con nuôi

Căn cứ theo Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì người được nhận làm con nuôi theo pháp luật phải thỏa mãn điều kiện sau:

- Người được nhận làm con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi

- Người được nhận làm con nuôi là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

- Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

-XH-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 19006196

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

CS1: PHÒNG 201, SỐ 170 TRẦN DUY HƯNG, P.TRUNG HOÀ, Q.CẦU GIẤY, TP HÀ NỘI

CS2: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KĐT LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI


Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm