Một hệ quả mà quá trình toàn cầu hoá mang lại đối với Việt Nam là vấn đề di cư dòng người Việt Nam ra nước ngoài. Đối với người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài vấn đề Quốc tịch rất quan trọng, việc họ còn hay không còn giữ quốc tịch Việt Nam có tác động lớn tới quyền, nghĩa vụ của họ cùng những người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Một vấn đề nổi được quan tâm hơn cả đó là quyền sử dụng đất tại Việt Nam của những người đã thôi quốc tịch Việt Nam.
Một hệ quả mà quá trình toàn cầu hoá mang lại đối với Việt Nam là vấn đề di cư dòng người Việt Nam ra nước ngoài. Đối với người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài vấn đề Quốc tịch rất quan trọng, việc họ còn hay không còn giữ quốc tịch Việt Nam có tác động lớn tới quyền, nghĩa vụ của họ cùng những người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Một vấn đề nổi được quan tâm hơn cả đó là quyền sử dụng đất tại Việt Nam của những người đã thôi quốc tịch Việt Nam.
Nhiều trường hợp người Việt Nam do nhu cầu sinh sống, làm việc tại nước ngoài nên đã xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài. Ví dụ, người Việt Nam muốn được nhập quốc tịch Đức thì Căn cứ theo Luật quốc tịch Đức quy định một người nước ngoài được phép nhập quốc tịch nếu người đó từ bỏ quốc tịch trước đó, hay tại Nhật Bản không cho phép một người mang hai quốc tịch…nên trong trường hợp người Việt Nam muốn nhập quốc tịch phải thôi quốc tịch Việt Nam trước đó.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật quốc tịch năm 2008, thôi quốc tịch Việt Nam là quyền của mỗi công dân, công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam khi không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 27 Luật quốc tịch năm 2008 trong đó Điều 17 Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn Điểm a Khoản 2 Điều 27 Luật quốc tịch như:
+ Việc thôi quốc tịch Việt Nam làm phương hại đến lợi ích quốc gia;
+ Người xin thôi quốc tịch Việt Nam là cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam;
+ Người xin thôi quốc tịch còn nợ thuế, tài sản hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam; đang bị tạm giam để chờ thi hành án; đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
Trong trường hợp công dân Việt Nam đã xin thôi quốc tịch Việt Nam sẽ không còn là công dân Việt Nam nữa và có thể coi là người nước ngoài (trường hợp đã nhập quốc tịch nước ngoài) hoặc người không có quốc tịch (đối với trường hợp chưa nhập quốc tịch nước ngoài).
Theo quy định tại Điều 5 Luật đất đai năm 2013 quy định về người sử dụng đất thì người nước ngoài không được phép nhận chuyển nhượng, mua bán nhà đất tại Việt Nam (tuy nhiên vẫn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hai hình thức: đầu tư xây dựng theo dự án và hình thức mua, thuê mua, tặng cho, thừa kế…quy định tại Khoản 2 Điều 159 Luật nhà ở 2014 hướng dẫn tại Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP).
-XT-
MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI:
HOTLINE: 03.2518.2518
FB: LUẬT SƯ THÀNH ĐẠT/ LUẬT VÌ CHÂN LÝ
ZALO: 03.2518.2518
ĐỊA CHỈ: CS1: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.
CS2: PHÒNG 1810, TÒA HH1A, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.