TỪ 01/01/2025, NHÀ Ở PHẢI PHÁ DỠ TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP NÀO?

Từ ngày 01/01/2025, Luật Nhà ở 2023 chính thức có hiệu lực, mang theo những thay đổi quan trọng về quy định phá dỡ nhà ở. Việc nắm rõ các trường hợp nhà ở phải phá dỡ là vô cùng cần thiết, giúp người dân chủ động bảo vệ quyền lợi của mình theo đúng quy định pháp luật. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích các trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định mới, đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.
 

Các trường hợp phải phá dỡ nhà ở?

Theo quy định Điều 136 Luật Nhà ở 2023, các trường hợp nhà ở phải phá dỡ bao gồm:

- Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;

- Nhà chung cư thuộc trường hợp phá dỡ, bao gồm:

+ Nhà chung cư đã hết thời hạn sử dụng (thời hạn được xác định theo hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế theo kết luận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền);

+ Nhà chung cư bị hỏng do cháy, nổ không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng;

+ Nhà chung cư có các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp chủ sử hữu, người sử dụng nhà chung cư;

+ Nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình và có một trong các yếu tố:

(i) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy;

(ii) Cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải;

(iii) Cấp điện, giao thông nội bộ không đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác, sử dụng cần phải phá dỡ để bảo đảm an toàn cho chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;

(iv) Yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị.

+ Nhà chung cư bị hư hỏng một trong các kết cấu chính như sau: móng, cột, tường, dầm, xà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường mà chưa thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định nhưng thuộc khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

- Nhà ở thuộc trường hợp giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được phê duyệt; 

Trường hợp chủ sở hữu không tự nguyện thực hiện phá dỡ nhà ở thì xử lý thế nào? 

Điều 139 Luật Nhà ở quy định về cưỡng chế phá dỡ nhà ở như sau:

- Trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định mà chủ sở hữu nhà ở, người đang quản lý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở.

- Theo đó, thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở như sau:

+ Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ để thu hồi đất, phá dỡ nhà ở riêng lẻ.

+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà chung cư. 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

-HN-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

CS1: PHÒNG 201, SỐ 17 TRẦN DUY HƯNG, PHƯỜNG TRUNG HÒA, QUẬN CẦU GIẤY, TP. HÀ NỘI. 

CS2: PHÒNG 1936, TÒA NHÀ HH4C ĐƯỜNG LINH ĐƯỜNG, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, QUẬN HOÀNG MAI, TP. HÀ NỘI.
Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm