CƠ SỞ DỊCH VỤ ĂN UỐNG CÓ CẦN GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM KHÔNG?

Một trong những điều kiện bắt buộc để cơ sở dịch vụ ăn uống được phép hoạt động hợp pháp là phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP). Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng: khi giấy chứng nhận này sắp hết hạn, có cần gia hạn không? Hay chỉ cần làm bản cam kết? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ các quy định liên quan.

1. Có cần gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?

Theo Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP có thời hạn hiệu lực là 03 năm.

Khoản 2 Điều 37 nêu rõ:
Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận nếu muốn tiếp tục hoạt động.

Như vậy:

+ Không có thủ tục "gia hạn" Giấy chứng nhận ATTP.

+ Thay vào đó, bạn phải thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận, tương tự như lần đầu xin cấp.

2. Có thể thay thế bằng bản cam kết an toàn thực phẩm không?

Không phải mọi cơ sở dịch vụ ăn uống đều phải xin cấp Giấy chứng nhận ATTP.

Theo quy định, một số mô hình nhỏ lẻ (như hộ kinh doanh nhỏ, không có giấy phép kinh doanh, không sản xuất chế biến tại chỗ...) có thể được miễn giấy chứng nhận, thay vào đó chỉ cần bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, cơ sở dịch vụ ăn uống có giấy phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ hoặc có khu chế biến thường vẫn phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP – và không thể thay thế bằng bản cam kết.

3. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP gồm những gì?

Theo khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, hồ sơ xin cấp lại (giống như hồ sơ cấp mới) bao gồm:

1.   Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

2.   Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3.   Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm vệ sinh ATTP.

4.   Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (do cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên cấp).

5.   Giấy xác nhận tập huấn kiến thức ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh (do cơ quan có thẩm quyền cấp, thời hạn trong vòng 1 năm).

Lưu ý:

+ Khám sức khỏe có thể bao gồm xét nghiệm phân tùy theo yêu cầu của cơ quan y tế địa phương, nhất là trong mùa dịch.

+ Giấy tập huấn kiến thức ATTP phải còn hiệu lực (không quá 1 năm kể từ ngày cấp).

4. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

- Căn cứ khoản 2 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận ATTP gồm:

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền (Sở Y tế, Phòng Y tế, Ban ATTP… tùy theo lĩnh vực và cấp quản lý).

  Trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:

+ Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra thực tế điều kiện ATTP tại cơ sở.

+ Nếu đủ điều kiện, sẽ cấp Giấy chứng nhận mới.

+ Nếu không đủ điều kiện, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

 Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

-ĐH-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG

VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 19006196

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

CS1: PHÒNG 201, SỐ 170 TRẦN DUY HƯNG, P.TRUNG HOÀ, Q.CẦU GIẤY, TP HÀ NỘI

CS2: PHÒNG 1936, TÒA HH4C, KĐT LINH ĐÀM, NGUYỄN HỮU THỌ, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.

 


Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm