NÊN CHỌN ĐIỀU KIỆN INCOTERM NÀO KHI XUẤT KHẨU HÀNG DỄ VỠ?

Xuất khẩu hàng dễ vỡ như thủy tinh, sứ luôn đi kèm với nhiều rủi ro về hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Vì vậy, việc lựa chọn điều kiện Incoterms phù hợp không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí mà còn bảo vệ quyền lợi trong trường hợp hàng hóa gặp sự cố. Vậy đâu là lựa chọn tối ưu nhất? Hãy cùng Luật Vì Chân Lý Themis tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
 1. Rủi ro khi xuất khẩu hàng dễ vỡ
Hàng hóa như thủy tinh, sứ có nguy cơ bị hư hỏng cao do một số lý do sau:
- Va đập trong quá trình vận chuyển.
- Rung lắc khi bốc dỡ hàng hóa.
- Xếp dỡ không đúng cách tại cảng hoặc kho trung chuyển.
- Thời tiết hoặc điều kiện bảo quản không phù hợp.
Việc hàng hóa đến tay người mua không nguyên vẹn có thể ảnh hưởng lớn đề uy tín của người bán và dẫn tới những tranh chấp không đáng có. Vì vậy, điều kiện Incoterms được lựa chọn cần đảm bảo các yêu cầu sau: 
+ Người bán có thể kiểm soát chất lượng đóng gói và bảo hiểm hàng hóa. 
+ Rủi ro được chuyển giao hợp lý, tránh tổn thất không đáng có. 
+ Giảm thiểu chi phí phát sinh nếu có thiệt hại xảy ra.
2. Điều kiện Incoterms 2020 tối ưu khi xuất khẩu hàng dễ vỡ
Người bán có thể lựa chọn một trong các điều kiện sau:
- CIF (Cost, Insurance and Freight) - Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí

Đây là lựa chọn hàng đầu nếu doanh nghiệp xuất khẩu bằng được biển, cụ thể:
+ Mặc dù rủi ro chuyển sang người mua khi hàng hóa được giao lên tàu nhưng người bán chịu trách nhiệm thuê tàu, mua bảo hiểm hàng hóa và chi trả chi phí đến khi hàng hóa đến cảng của bên mua.
+ Nếu hàng bị hư hỏng trên hành trình, bảo hiểm sẽ bồi thường theo điều khoản hợp đồng.
Do vậy, điều kiện này đảm bảo người bán được lựa chọn công ty bảo hiểm phù hợp cũng như chỉ cần mua mức bảo hiểm tối thiểu là mức C. Ngoài ra người bán cũng được lựa chọn đơn vị vận chuyển hàng hóa đến cảng của người mua, do tính chất mặt hàng đặc thù, việc hợp tác với các công ty vận tải quen thuộc với người bán sẽ giảm thiểu khả năng rơi vỡ. Kể cả có rơi vỡ trong quá trình vận chuyển, người mua cũng là đối tượng phải chịu rủi ro này.
- CIP (Carriage and Insurance Paid To) – Cước phí và phí bảo hiểm trả tới
Nếu như doanh nghiếp sử dụng đa dạng phương thức vận tải hoặc các phương thức khác ngoài vận tải đường biển, đây là lựa chọn phù hợp nhất. Do điều kiện này quy định thời điểm chuyển giao rủi ro và nghĩa vụ tài chính của bên bán tương tự CIF tuy nhiên có thể áp dụng với đa dạng phương thức vận tải hơn. 
Tuy nhiên khác với CIF, khi áp dụng điều kiện này, người bán cần mua mức bảo hiểm tối đa là mức A. 
- DAP (Delivered at Place) – Giao hàng tại nơi đến
Trong trường hợp người bán muốn kiểm soát chất lượng giao hàng đến tận kho của người mua, đây là phương án tối ưu do: 
+ Người bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng đến địa điểm do người mua chỉ định, rủi ro chuyển giao khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến. 
+ Người bán chịu chi phí và được toàn quyền lựa chọn các đơn vị vận tải phù hợp.
+ Chi phí và thủ tục thông quan nhập khẩu thuộc về nghĩa vụ của người mua, vì vậy người bán không cần lo lắng về việc nhập cảnh tại nước của bên mua.
Đây là điều kiện mà nghĩa vụ của người bán gần như là cao nhất. Do vậy người bán có thể kiểm soát hoàn toàn quá trình vận chuyển, đảm bảo hàng hóa không bị rơi vỡ. Vì vậy doanh nghiệp bên bán có thể thỏa thuận tăng chi phí hoặc tính thêm chi phí vận chuyển vào giá để bù đắp tài chính. Ngoài ra, điều kiện này cũng không đặt ra nghĩa vụ mua bảo hiểm cho bất kì bên nào, vì vậy người bán cần thỏa thuận thật kỹ do rủi ro trong quá trình vận chuyển hoàn toàn do người bán chịu.
3. Kết luận: Doanh nghiệp nên chọn điều kiện nào?
Nếu muốn bảo vệ hàng hóa, chọn CIP hoặc CIF để đảm bảo hàng được bảo hiểm.
Nếu muốn giao tận nơi nhưng không chịu thuế nhập khẩu, chọn DAP.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Vì Chân Lý Themis gửi tới quý khách hàng. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ cho Luật Vì Chân Lý Themis theo thông tin dưới đây.

-HN-

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

HOTLINE: 03.2518.2518

FB: LUATSUTHANHDAT

ZALO: 03.2518.2518

CS1: PHÒNG 201, SỐ 17 TRẦN DUY HƯNG, PHƯỜNG TRUNG HÒA, QUẬN CẦU GIẤY, TP. HÀ NỘI. 

CS2: PHÒNG 1936, TÒA NHÀ HH4C ĐƯỜNG LINH ĐƯỜNG, KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM, QUẬN HOÀNG MAI, TP. HÀ NỘI.
Gửi yêu cầu tới chúng tôi
Tên khách hàng
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Nội dung yêu cầu
Security Code*
    

Các thông tin khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10  ... 
Tìm kiếm